Mẫu dự toán nội thất văn phòng hoàn thiện, tối ưu ngân sách
Nội thất ngân hàng hiện đại với quầy giao dịch màu vàng nhạt, ghế trắng xoay, sàn đá trắng kẻ sọc xanh và khu vực chờ với sofa màu xanh lá cây.

Mẫu dự toán nội thất văn phòng hoàn thiện, tối ưu ngân sách

Bạn đang chuẩn bị để setup một văn phòng làm việc mới? Vậy thì đừng bỏ qua bước dự toán nội thất văn phòng để kiểm soát chi phí hiệu quả trong quá trình thi công. Việc này không chỉ giúp hoàn thiện không gian làm việc chất lượng mà còn tối ưu ngân sách đầu tư một cách thông minh. Vậy dự toán nội thất văn phòng bao gồm những hạng mục nào? Cần lưu ý những gì để đảm bảo mẫu dự toán khả thi? Cùng khám phá từ A đến Z với Crystal Design TPL nhé!

1. 3 hạng mục cần có trong dự toán nội thất văn phòng

Để có cái nhìn tổng quan và dễ dàng kiểm soát ngân sách khi lập dự toán nội thất văn phòng, bạn cần nắm rõ 3 hạng mục quan trọng không thể thiếu trong quá trình thi công, bao gồm: Hạng mục hoàn thiện, hạng mục nội thất và hạng mục trang trí. Việc xác định rõ từng phần sẽ giúp bạn chủ động hơn khi thiết lập kế hoạch dự toán chi tiêu.

Bảng thống kê các hạng mục trong dự toán nội thất văn phòng

Hạng mụcCông việc
Hạng mục hoàn thiệnSơn và trang trí bề mặt: Thi công sơn nước cho tường và trần. Ngoài ra có thể sử dụng các loại vật liệu trang trí như lam nhựa, gỗ hay giấy dán tường để tạo điểm nhấn không gian.
Lát sàn nhà: Sử dụng đa dạng loại lát sàn như gạch men, gỗ công nghiệp hoặc thảm trải văn phòng phù hợp cho từng từng khu vực chức năng.
Lắp đặt cửa: Thi công lắp đặt cửa chính, sửa ra vào, cửa sổ cho không gian hợp lý. Chất liệu của các loại cửa này thường là gỗ, kính hoặc nhôm kính tuỳ thiết kế.
Các chi tiết hoàn thiện khác: Sử dụng các phụ kiện như rèm cửa, viền trần PU, nẹp nhôm, phào chỉ, ốp tường PVC, lam gỗ,… để trang trí không gian, tạo dấu ấn theo phong cách nội thất.
Hạng mục nội thấtBàn ghế làm việc: Chuẩn bị các loại bàn ghế làm việc phù hợp với tính chất công việc, bao gồm bàn làm việc cho nhân viên, bàn họp, bàn giám đốc,… Đảm bảo tất cả bàn ghế đều phù hợp với công năng và thẩm mỹ không gian.
Tủ lưu trữ: Thiết kế và lắp đặt tủ hồ sơ, tủ tài liệu, tủ cá nhân để tối ưu hóa không gian lưu trữ. Chất liệu của các loại tủ này thường là gỗ công nghiệp với độ bền và tính thẩm mỹ cao.
Vách ngăn: Thi công vách ngăn văn phòng để phân chia không gian làm việc linh hoạt, đảm bảo sự riêng tư. Chất liệu vách ngăn có thể là kính, nhôm kính, thạch cao hoặc vách module.
Vật liệu nội thất khác: Sử dụng gỗ, thạch cao, kim loại, thép sơn tĩnh điện,….để sử dụng cho các đồ nội thất khác tùy theo ngân sách và mục đích sử dụng.
Hạng mục trang tríĐèn trang trí: Cung cấp ánh sáng và tăng tính thẩm mỹ cho không gian bằng các loại đèn trang trí như đèn thả trần, đèn LED, đèn bàn,…
Thảm trải sàn: Sử dụng thảm trải sàn ở khu vực lễ tân, phòng họp, phòng tiếp đối tác,… để tăng khả năng cách âm và đảm bảo độ chuyên nghiệp cao.
Cây xanh: Sử dụng đa dạng cây xanh như cây lưỡi hổ, cây kim ngân, cây trầu bà,… hoặc thảm cỏ xanh để trang trí không gian, cải thiện chất lượng không khí và tạo cảm giác thư giãn.
Tranh ảnh nghệ thuật: Sử dụng tranh ảnh phong cảnh, nghệ thuật trừu tượng hay slogan công ty để tăng tính nhận diện và góp phần truyền cảm hứng cho nhân viên.
Kệ trang trí: Lắp đặt kệ để bàn (hay treo tường) để đựng tài liệu, sách, vật phẩm trang trí.
Phụ kiện văn phòng: Sử dụng các phụ kiện phổ biến như bảng note, đồng hồ treo tường, lịch công việc, sách, bình hoa,… để trang trí không gian.

Có thể thấy rằng những hạng mục cơ bản trên là thiết yếu đối với bất kỳ văn phòng làm việc nào hiện nay. Tùy theo quy mô và nhu cầu sử dụng thực tế, bạn hoàn toàn có thể linh hoạt bổ sung thêm các hạng mục phù hợp khác.

Khi lập bảng dự toán chi tiết, đừng quên liệt kê rõ ràng số lượng, đơn vị tính và đơn giá cho từng công việc trong mỗi hạng mục nhằm kiểm soát ngân sách hiệu quả và minh bạch. Tất nhiên, nếu bạn sử dụng dịch vụ thiết kế thi công nội thất trọn gói, đơn vị thực hiện sẽ lên kế hoạch tư vấn và làm bảng dự toán đầy đủ.

Văn phòng hiện đại với hai phòng làm việc riêng biệt, một xanh ngọc tươi sáng và một xanh dương đậm
Khi lập bảng dự toán nội thất văn phòng, đừng quên liệt kê các hạng mục đầy đủ để dễ kiểm soát ngân sách

2. Quy trình lập dự toán nội thất văn phòng chi tiết

Như đã đề cập, lập dự toán nội thất văn phòng là bước quan trọng để xây dựng không gian làm việc mà vẫn đảm bảo ngân sách được kiểm soát tốt. Dưới đây là quy trình lập dự toán với 6 bước cần thực hiện để đảm bảo tất cả hạng mục thực thi cẩn thận và chi tiết,

6 bước lập dự toán nội thất văn phòng

Bước thực hiệnChi tiết
Bước 1: Xác định yêu cầu thiết kế văn phòngBao gồm lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp với đặc thù doanh nghiệp, xác định diện tích và công năng sử dụng, dự toán ngân sách tối đa để đảm bảo tính khả thi cho quá trình thi công
Bước 2: Lập danh sách các hạng mục thi côngLập danh sách các hạng mục thi công bao gồm việc liệt kê chi tiết các công việc cần thực hiện, phân loại theo từng giai đoạn và mô tả cụ thể (chất liệu, số lượng, đơn giá)
Bước 3: Tìm hiểu và ước tính chi phíTra cứu giá từ ít nhất 3-5 nhà cung cấp khác nhau và cung cấp thông tin chi tiết về yêu cầu kỹ thuật, số lượng để có bảng dự toán khách quan. Đồng thời, bạn cần ước tính chi phí thi công, lắp đặt và các chi phí phát sinh để ước tính chi phí chính xác hơn.
Bước 4: Lập bảng dự toán chi tiếtLập bảng dự toán chi tiết bằng cách phân loại các hạng mục theo nhóm công việc chính, ghi rõ số lượng, đơn giá và tổng chi phí tương ứng. Từ đó kiểm soát ngân sách hiệu quả và ước tính tổng chi phí toàn dự án, bao gồm cả chi phí dự phòng.
Bước 5: Trình bày và thảo luận dự toánTrình bày và thảo luận về dự toán để giúp các bên liên quan hiểu rõ chi tiết từng hạng mục chi phí. Từ đó các bên cùng nhau thảo luận, rà soát và điều chỉnh để phù hợp với ngân sách, nhu cầu thực tế và mục tiêu dự án.
Bước 6: Phê duyệt và ký kết dự toánĐây là bước quan trọng để đảm bảo tính pháp lý, sự cam kết thực hiện dự án đúng theo các điều khoản đã thỏa thuận và hạn chế các phát sinh không mong muốn trong quá trình thi công.

2.1. Xác định yêu cầu thiết kế văn phòng

Xác định yêu cầu thiết kế chính là bước “nền móng” để bắt đầu cho quá trình dự toán nội thất văn phòng. Cụ thể, bạn cần xác định rõ yêu cầu về:

  • Xác định phong cách thiết kế: Hãy chọn phong cách nội thất phù hợp với đặc thù doanh nghiệp (hiện đại, cổ điển, tân cổ điển, tối giản, công nghiệp, xanh,…). Hãy cân nhắc dựa trên lĩnh vực hoạt động, tầm nhìn, phong cách làm việc của doanh nghiệp. Ví dụ, agency tiên phong sáng tạo có thể lựa chọn phong cách hiện đại.
  • Xác định diện tích và công năng sử dụng: Hãy liệt kê chi tiết các khu vực chức năng cần thiết cho văn phòng (các phòng ban, khu vực làm việc, phòng họp, pantry, khu vực tiếp khách, phòng giám đốc,…). Sau đó ước tính diện tích phù hợp đối với từng khu vực, bao gồm cả không gian di chuyển, khả năng mở rộng trong tương lai,… để tính toán diện tích mặt bằng cần thiết. Từ đó đảm bảo sự hợp lý và khoa học trong việc phân chia không gian.
  • Định hướng ngân sách phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp: Cần xác định mức ngân sách tối đa có thể chi trả cho việc thiết kế và thi công văn phòng để cân nhắc phong cách thiết kế, chất lượng vật liệu, mức độ hoàn thiện,…Hãy ưu tiên các hạng mục quan trọng và điều chỉnh hoặc lược bỏ đối với các hạng mục không cần thiết.
hu vực lễ tân trang nhã của LG Vina Cosmetics với logo nổi bật, không gian trang trí ấm áp mùa Giáng Sinh và khu vực chờ với ghế da và màn hình quảng cáo sản phẩm.
Doanh nghiệp cần xác định ngân sách tối đa chi trả để cân nhắc các hạng mục trong bảng dự toán nội thất văn phòng

2.2. Lập danh sách các hạng mục thi công

Sau khi đã xác định rõ các yêu cầu thiết kế phù hợp với ngân sách chi trả của doanh nghiệp, bước tiếp theo chính là liệt kê các công việc cần thực hiện trong từng hạng mục thi công. Để liệt kê đầy đủ, chi tiết nhất, bạn có thể thực hiện theo một số gợi ý sau:

  • Liệt kê các công việc cần thực hiện theo từng giai đoạn từ hoàn thiện phần thô đến hoàn thiện nội thất
  • Phân loại theo nhóm công việc dễ quản lý và theo dõi (bao gồm phần thô, phần hoàn thiện, phần nội thất, phần trang trí, phần hệ thống kỹ thuật – chiếu sáng, điện, báo cháy, âm thanh, các hạng mục khác,…)
  • Mô tả chi tiết từng hạng mục cần thực hiện (bao gồm chất liệu, số lượng, đơn vị tính, đơn giá,…)
  • Tham khảo bản vẽ thiết kế sơ bộ để liệt kê các hạng mục một cách chính xác và đầy đủ
Văn phòng làm việc sáng tạo và năng động với khu vực làm việc mở, phòng họp kính hiện đại và khu vực nghỉ ngơi thư giãn với sofa trắng kem và ghế đôn cam
Liệt kê đầy đủ các công việc trong từng hạng mục sẽ giúp doanh nghiệp dễ kiểm soát quá trình thi công

2.3. Tìm hiểu và ước tính chi phí

Để có một bảng dự toán chính xác, việc ước tính chi phí đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn nên tham khảo giá từ ít nhất 3 đến 5 nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn được mức giá hợp lý. Hãy cung cấp thông tin chi tiết về yêu cầu kỹ thuật, số lượng để nhận được báo giá chính xác.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định các chi phí liên quan đến thi công, lắp đặt và các khoản phát sinh (bao gồm chi phí nhân công, chi phí vận chuyển, lắp đặt,…) để ước tính chi phí chính xác hơn. Để cập nhật mức chi phí một cách toàn diện hơn, bạn có thể tham khảo thông tin trên các trang web của nhà cung cấp, diễn đàn hoặc các hội nhóm chuyên ngành.

 Khu vực làm việc cạnh cửa sổ kính lớn với tầm nhìn thành phố tại Eco Kanvas Soho Suites, trang bị bàn dài trắng và ghế lưới kim loại
Hãy tham khảo giá vật liệu từ nhiều nhà cung cấp để chọn được mức giá hợp lý

2.4. Lập bảng dự toán chi tiết

Sau khi ước tính chi phí, chủ đầu tư có thể bắt đầu lập bảng dự toán chi tiết với các yếu tố cụ thể bao gồm:

  • Phân loại hạng mục theo nhóm: Sắp xếp lại các hạng mục theo các nhóm công việc chính để dễ theo dõi và quản lý chi phí (phần thô, hoàn thiện, nội thất, hệ thống kỹ thuật,…).
  • Ghi rõ số lượng, đơn giá và tổng chi phí từng hạng mục: 
    • Số lượng (ví dụ như mét vuông sơn, chiếc bàn, bộ đèn…) cần đảm bảo khớp với bản vẽ thiết kế (nếu có)
    • Đơn giá trung bình từ các nhà cung cấp cho từng hạng mục (ví dụ như VNĐ/m2, VNĐ/chiếc, VNĐ/bộ…)
    • Tổng chi phí cho từng hạng mục (số lượng x đơn giá)
  • Thêm các cột thông tin khác như đơn vị cung cấp, ghi chú,… (nếu cần)
  • Cộng tổng chi phí của tất cả các hạng mục để có được tổng chi phí toàn bộ dự án dự kiến (bao gồm chi phí dự phòng).
Hai phòng họp nhỏ bằng kính với thiết kế hiện đại, mỗi phòng có một chiếc ghế đen và tường màu xanh dương
Khi lập bảng dự toán chi tiết cần phân chia hạng mục theo nhóm để dễ quản lý

2.5. Trình bày và thảo luận dự toán

Sau khi đã hoàn thành, bước tiếp theo là trình bày bảng dự toán nội thất văn phòng cho các bên liên quan (bao gồm nhà thầu, chủ đầu tư,…). Người trình bày cần giải thích cặn kẽ từng hạng mục, đơn giá, số lượng và cách tính toán tổng chi phí.

Các bên sẽ cùng nhau thảo luận và điều chỉnh bảng dự toán sao cho đảm bảo phù hợp với ngân sách, nhu cầu thực tế và các yêu cầu đặc thù của từng bên. Nếu ngân sách dự kiến vượt quá ngân sách dự tính, có thể áp dụng các phương án điều chỉnh như: Thay đổi vật liệu, điều chỉnh thiết kế hoặc tìm kiếm nhà cung cấp khác,…

Không gian văn phòng rộng rãi và thoáng đãng với nhiều bàn làm việc cá nhân màu trắng, cây xanh trang trí dọc lối đi và hệ thống đèn chiếu sáng
Sau khi hoàn thành bảng dự toán, các bên cần trình bày và thảo luận để đảm bảo tính khả thi

2.6. Phê duyệt và ký kết dự toán

Bước cuối cùng, sau khi các bên thống nhất và phê duyệt bảng dự toán, việc ký kết hợp đồng để làm cơ sở pháp lý thi công và quyết toán chi phí dự án sẽ được thực thi. Đây là bước nhằm đánh dấu sự thống nhất và cam kết thực hiện dự án theo các điều khoản đã được thỏa thuận, tránh các phát sinh không mong muốn.

3. Mẫu dự toán làm nội thất văn phòng chi tiết

Dưới đây là cách trình bày một số mẫu dự toán thực tế có thể giúp bạn hình dung rõ hơn cách triển khai chúng. Hãy cân nhắc kỹ để tùy chỉnh và áp dụng cho dự án của mình.

3.1. Văn phòng dưới 100m2

Với những văn phòng có diện tích dưới 100m2, việc thiết kế & thi công nội thất cần được tối ưu không gian một cách tối đa nhằm đạt được những yêu cầu về công năng, thẩm mỹ lẫn ngân sách chi trả.

Thông thường, những văn phòng ở phân khúc này có không gian hạn chế, cần tận dụng tối đa diện tích sử dụng và đòi hỏi bố trí nội thất thông minh. Mọi góc trong văn phòng đều cần tận dụng để làm các khu vực chức năng cơ bản như khu vực làm việc của nhân viên, phòng họp, khu vực tiếp khách,…Ánh sáng tự nhiên cần được tận dụng tối đa kèm với hệ thống thông gió tốt để tạo nên môi trường làm việc thoải mái, tiện nghi mà vẫn tiết kiệm ngân sách.

Mẫu dự toán nội thất văn phòng dưới 100 m2 

(số lượng, đơn giá chỉ mang tính chất tham khảo)

STTHạng mục thi côngSố lượngĐơn giáThành tiền
1Khảo sát mặt bằng, tư vấn sơ bộ, lập bản vẽ thiết kế 2D, phối cảnh 3D, dự toán tổng thể1Liên hệ báo giáLiên hệ báo giá
2Thiết kế nội thất + giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công1Liên hệ báo giáLiên hệ báo giá
Ngân sách chi cho nội thất
3Vách ngăn kính cường lực khung nhôm51.800.0009.000.000
4Sơn tường150 m280.000/m212.000.000
5Bàn ghế làm việc nhân viên
5.1Bàn làm việc chân sắt mặt gỗ MFC103.000.00030.000.000
5.2Ghế xoay văn phòng lưng lưới có tay vịn301.000.00030.000.000
6Sàn (gạch, thảm,…)100350.00035.000.000
7Tủ tài liệu, kệ trang trí
7.1Tủ tài liệu cánh lùa gỗ MFC54.500.00022.500.000
7.2Kệ treo tường trang trí31.500.0004.500.000
8Hệ thống ánh sáng
8.1Đèn LED âm trần10300.0003.000.000
8.2Đèn tuýp5250.0001.250.000
8.3Đèn thả trần trang trí21.800.0003.600.000
9Đồ trang trí
9.1Cây xanh văn phòng55.000.0005.000.000
9.2Tranh ảnh, đồ decor53.000.0003.000.000
10Rèm cửa4400.0001.600.000
11Hệ thống điện (ổ cắm, công tắc)18.000.0008.000.000
12Chi phí phát sinh (dự phòng)5% tổng chi phí~8.470.000 (ước tính)
TỔNG~177.920.000 VNĐ

 

Văn phòng làm việc sáng sủa với bàn trắng hiện đại, vách ngăn màu xanh dương, ghế xoay đen thoải mái và tường trang trí với các biểu tượng và khẩu hiệu.
Không gian khu làm việc của văn phòng dưới 100m2

3.2. Văn phòng từ 100 – 250 m2

Với diện tích dao động từ 100 đến 250m², không gian văn phòng trở nên rộng rãi hơn, tạo điều kiện thuận lợi để bố trí đầy đủ các khu vực chức năng như: khu làm việc chung, phòng họp, khu vực tiếp khách, pantry, phòng giám đốc,…Bên cạnh yếu tố công năng, thiết kế cũng cần thể hiện được sự chuyên nghiệp và đồng bộ với hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi một giải pháp tổng thể chỉn chu, cả về bố cục, thẩm mỹ lẫn lựa chọn vật liệu thi công.

Chi phí cho hệ thống điện, điều hòa, ánh sáng và nội thất ở phân khúc này cũng cao hơn, do đó bảng dự toán cần được lập một cách chi tiết và rõ ràng để kiểm soát tốt ngân sách và hạn chế chi phí phát sinh.

Mẫu dự toán nội thất văn phòng 100 – 250 m2 

(số lượng, đơn giá chỉ mang tính chất tham khảo)

STTHạng mục thi côngSố lượngĐơn giáThành tiền
1Khảo sát mặt bằng dự án, lập bản vẽ 2D, 3D và dự toán cơ bản1Liên hệ báo giáLiên hệ báo giá
2Thiết kế nội thất + giám sát tác giả1Liên hệ báo giáLiên hệ báo giá
Ngân sách chi cho nội thất
3Vách ngăn kính cường lực khung nhôm151.800.00027.000.000
4Sàn gạch ceramic250350.00087.500.000
5Sơn tường250m280.000/m220.000.000
6Khu vực làm việc
6.1Bàn họp lớn112.000.00012.000.000
6.2Bàn làm việc module (có vách ngăn)64.500.00027.000.000
6.3Ghế xoay văn phòng lưng lưới có tay vịn451.000.00045.000.000
6.4Bàn giám đốc kèm hộc tủ15.500.0005.500.000
6.5Ghế giám đốc da cao cấp13.500.0003.500.000
7Khu vực lễ tân
7.1Quầy lễ tân16.000.0006.000.000
7.2Sofa lễ tân + bàn trà tiếp khách112.000.00012.000.000
8.Tủ tài liệu, kệ trang trí
8.1Tủ tài liệu cánh lùa gỗ MFC64.500.00027.000.000
8.2Kệ treo tường trang trí101.500.00015.000.000
9Hệ thống chiếu sáng
9.1Đèn LED âm trần20300.0006.000.000
9.2Đèn tuýp10250.0002.500.000
9.3Đèn thả trần trang trí41.800.0007.200.000
10Đồ trang trí
10.1Cây xanh văn phòng10500.0005.000.000
10.2Tranh ảnh, đồ decor5200.0001.000.000
10.3Rèm cửa10400.0004.000.000
10.4Bảng trắng, màn chiếu, máy chiếu (nếu có)115.000.00015.000.000
11Tủ bếp, bàn ăn pantry + ghế ăn115.000.00015.000.000
12Hệ thống điện (ổ cắm, công tắc)18.000.0008.000.000
13Chi phí phát sinh (dự phòng)5% tổng chi phí~17.560.000 (ước tính)
TỔNG~368.760.000 VNĐ

 

 Văn phòng rộng lớn với dãy bàn làm việc màu trắng và vách ngăn màu xanh lá cây tươi sáng, nhiều ghế văn phòng bọc nilon
Khu vực làm việc của nhân viên tại văn phòng từ 100 – 250m2

3.3. Văn phòng từ 250 – 500 m2

Với diện tích văn phòng từ 250 – 500 m2, các doanh nghiệp thường có quy mô trung bình lớn với nhiều phòng ban khác nhau, cần đáp ứng không gian làm việc được phân chia theo chức năng như: phòng giám đốc, phòng họp, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng hành chính nhân sự, phòng marketing, khu lễ tân, pantry,…

Toàn bộ không gian văn phòng cần được thiết kế đồng bộ và nhất quán với bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng hiện đại và tối ưu hóa công năng sử dụng. Chính vì thế, yêu cầu về thiết kế và thi công nội thất cũng cao hơn, đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng cả về thẩm mỹ, công năng lẫn chi phí.

Mẫu dự toán nội thất văn phòng 250 – 500 m2 

(số lượng, đơn giá chỉ mang tính chất tham khảo)

STTHạng mục thi côngSố lượngĐơn giáThành tiền
1Khảo sát mặt bằng dự án, lập bản vẽ 2D, 3D và dự toán cơ bản1Liên hệ báo giáLiên hệ báo giá
2Thiết kế nội thất + giám sát tác giả1Liên hệ báo giáLiên hệ báo giá
Ngân sách chi cho nội thất
3Vách ngăn kính cường lực khung nhôm301.800.00054.00.000
4Sàn gạch ceramic500350.000175.000.000
5Sơn tường500m280.000/m240.000.000
6Khu vực làm việc
6.1Bàn họp thông minh tích hợp công nghệ225.000.00050.000.000
6.2Bàn làm việc module (có vách ngăn)154.500.00067.500.000
6.3Ghế xoay văn phòng lưng lưới có tay vịn1001.000.000100.000.000
6.4Bàn giám đốc có thể điều chỉnh độ cao (ergonomic)47.000.00028.000.000
6.5Ghế giám đốc da cao cấp46.000.00024.000.000
7Khu vực lễ tân
7.1Quầy lễ tân130.000.00030.000.000
7.2Sofa lễ tân + bàn trà tiếp khách140.000.00040.000.000
8Tủ tài liệu, kệ trang trí
8.1Tủ tài liệu di động, thông minh127.500.00090.000.000
8.2Kệ treo tường trang trí cao cấp202.000.00040.000.000
8.3Tủ tài liệu giám đốc410.000.00040.000.000
8.4Tủ phụ cá nhân 3 ngăn kéo151.500.00022.500.000
9Hệ thống chiếu sáng
9.1Đèn LED âm trần40300.00012.000.000
9.2Đèn tuýp20250.0005.000.000
9.3Đèn thả trần trang trí71.800.00012.600.000
10Đồ trang trí
10.1Cây xanh văn phòng20500.00010.000.000
10.2Tranh ảnh, đồ decor15200.0003.000.000
10.3Rèm cửa15400.0006.000.000
10.4Bảng trắng, màn chiếu, máy chiếu (nếu có)215.000.00030.000.000
11Tủ bếp, bàn ăn pantry130.000.00030.000.000
12Bàn ghế ăn công nghiệp hiện đại31.500.0004.500.000
13Hệ thống điện (ổ cắm, công tắc)18.000.0008.000.000
14Backdrop Logo16.000.0006.000.000
15Chi phí phát sinh (dự phòng)5% tổng chi phí~ 50.000.000 (ước tính)
TỔNG~1.050.100.000 VNĐ

Lưu ý: 

  • Đơn giá & số lượng trên chỉ mang tính chất minh họa và có thể thay đổi tùy thuộc nhà cung cấp, chủng loại vật tư, phong cách thiết kế và mức độ hoàn thiện yêu cầu.
  • Hãy liên hệ trực tiếp với đơn vị thiết kế và thi công chuyên nghiệp Crystal Design TPL để nhận báo giá chi tiết và sát thực tế nhất dành riêng cho dự án văn phòng của bạn qua hotline: 090 631 7386!
Khu vực văn phòng đa năng với bàn dài và ghế hiện đại, khu vực nghỉ ngơi thư giãn với sofa mềm mại và ghế đơn cam nổi bật cạnh cửa sổ lớn nhìn ra thành phố.
Khu vực pantry rộng rãi, thoáng mát của văn phòng 250 – 500m2

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến dự toán nội thất văn phòng

Tối ưu hóa chi phí, đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng sử dụng là mục tiêu hàng đầu khi thực hiện dự toán nội thất văn phòng. Để đảm bảo những tiêu chí này, dưới đây là 5 yếu tố quan trọng bạn không nên bỏ qua.

4.1. Diện tích không gian

Đầu tiên, diện tích không gian là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí đầu tư nội thất văn phòng. Không gian càng lớn, lượng vật liệu thi công và trang trí cần sử dụng càng nhiều. Đồng thời, số lượng đồ nội thất như bàn làm việc, ghế xoay, tủ kệ đựng tài liệu, vách ngăn chia không gian,… cũng phải tăng theo để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng và tính tiện nghi cho toàn bộ văn phòng. Từ đó, tổng chi phí đầu tư cũng tăng lên đáng kể.

Hành lang văn phòng hiện đại với sàn xám, trần nhà với đường ống màu đỏ nổi bật, dãy tủ khóa cá nhân nhiều màu sắc
Diện tích không gian văn phòng càng lớn, chi phí đầu tư nguyên vật liệu và đồ nội thất càng nhiều

4.2. Phong cách thiết kế

Mỗi phong cách thiết kế sẽ có những yêu cầu riêng về chất liệu, trang trí và đồ nội thất sử dụng. Ví dụ, phong cách tân cổ điển (Neoclassical) đòi hỏi chất liệu cao cấp với gỗ tự nhiên, thạch cao, đá tự nhiên kèm các chi tiết trang trí tỉ mỉ cùng đồ nội thất cầu kỳ (đèn chùm, ghế bọc da cao cấp, tủ kệ với họa tiết phào chỉ uốn lượn,…). Trong khi đó, phong cách hiện đại (Modern) lại ưu tiên sự tối giản và tiện nghi với các món nội thất thông minh, tích hợp nhiều công năng sử dụng.

Nhìn chung, phong cách thiết kế là yếu tố định hướng toàn bộ quá trình lựa chọn nội thất, vật liệu cũng như cách trang trí, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí dự toán. Cùng một diện tích, nhưng nếu phong cách thiết kế phức tạp thì chi phí đầu tư sẽ tăng lên đáng kể so với phong cách đơn giản hơn.

Phòng họp hiện đại và chuyên nghiệp với bàn họp chữ nhật màu trắng sáng, nhiều ghế xoay đen thoải mái, màn hình lớn trình chiếu hình ảnh trừu tượng màu xanh và hệ thống vách kính di động
Phong cách hiện đại, tối ưu nhiều công năng sử dụng và chi phí thực hiện đang phổ biến hiện nay

4.3. Nội thất văn phòng

Nội thất văn phòng (bao gồm bàn ghế làm việc, tủ tài liệu, vách ngăn,…) là một trong những hạng mục quan trọng nhất đối với bản dự toán và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng ngân sách đầu tư. Tùy thuộc vào chất lượng, kiểu dáng và chức năng mà nội thất văn phòng sẽ có mức chi phí khác nhau.

Những sản phẩm được làm từ vật liệu cao cấp, thiết kế kiểu dáng độc đáo và tích hợp nhiều công năng sẽ có giá thành cao hơn so với các dòng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, số lượng nội thất trang bị càng nhiều thì đồng nghĩa với ngân sách đầu tư cũng sẽ tăng lên.

Phòng họp dài và trang nhã với sàn gỗ ấm áp, bàn họp trắng hình chữ nhật hiện đại, ghế lưới kim loại thoải mái và màn hình trình chiếu ở cuối phòng
Ghế xoay sẽ có mức chi phí cao hơn nhiều so với ghế dựa thông thường

4.4. Vật liệu thi công

Chất lượng vật liệu có tác động đáng kể đến dự toán nội thất văn phòng. Việc lựa chọn vật liệu cho các hạng mục như sơn tường, lát sàn, ốp bề mặt hay làm vách ngăn cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo cả yếu tố thẩm mỹ lẫn hiệu quả sử dụng lâu dài.

Các vật liệu cao cấp như gỗ tự nhiên, đá cẩm thạch, thạch cao,… thường có giá thành ban đầu cao hơn nhưng độ bền tối ưu, ít bị hư hỏng và dễ dàng bảo trì hơn. Còn các vật liệu thông thường khác tiết kiệm chi phí ban đầu nhưng có thể đòi hỏi chi phí bảo trì, sửa chữa thường xuyên hơn.

Nội thất ngân hàng hiện đại với quầy giao dịch màu vàng nhạt, ghế trắng xoay, sàn đá trắng kẻ sọc xanh và khu vực chờ với sofa màu xanh lá cây.
Kính và gỗ ép công nghiệp thường xuyên được sử dụng hiện nay để tối ưu chi phí thi công

4.5. Thời gian thi công

Cuối cùng, thời gian thi công cũng là một yếu tố cần đáng được cân nhắc trong dự toán chi phí văn phòng. Thời gian càng dài, chi phí nhân công (bao gồm kỹ sư thiết kế, nhân lực thi công và giám sát) sẽ càng tăng tương ứng theo thời gian làm việc. Đi kèm đó, thời gian phát sinh cũng có thể làm tăng chi phí thuê mặt bằng, chi phí tài nguyên hỗ trợ (điện, nước, máy móc,…).

Tuy nhiên, việc hoàn thành dự án sớm cũng có thể mang đến nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp, tiêu biểu như giảm thiểu gián đoạn kinh doanh. Chính vì thế, bạn cân nhắc kỹ lưỡng đến nhiều yếu tố khác nhau để tối ưu hóa về mặt thời gian thi công lẫn chi phí đi kèm.

Văn phòng làm việc sáng tạo với điểm nhấn là cột trụ tròn màu cam nổi bật, bàn làm việc gỗ dài, ghế trắng hiện đại và vách kính trong suốt phân chia không gian.
Thời gian thi công càng kéo dài thì sẽ chi phí nhân công càng tăng

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Tại sao cần lập file dự toán nội thất văn phòng?

Việc lập file dự toán nội thất mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho quá trình thiết kế & thi công văn phòng hiện nay, bao gồm:

  • Giúp bạn kiểm soát ngân sách thực hiện dự án hiệu quả với chi tiết từng hạng mục đầu tư, tổng ngân sách là bao nhiêu để phân bổ nguồn vốn hợp lý
  • Mọi hạng mục thi công đều được liệt kê rõ ràng, chi tiết và minh bạch, hạn chế phát sinh không cần thiết trong quá trình thi công
  • Dự toán giúp bạn dễ dàng giám sát quá trình thi công, đảm bảo tiến độ kịp thời và tránh chậm trễ
  • Cùng làm việc dựa trên một bản dự toán giúp hai bên chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất các yêu cầu, vai trò trách nhiệm cũng như tiến độ thực thi. Việc này sẽ giúp tránh mâu thuẫn xuyên suốt quá trình thi công.
  • Cơ sở để đối chiếu, nghiệm thu và quyết toán sau khi công trình hoàn thành

5.2. Dự toán có thể thay đổi trong quá trình thi công không?

Câu trả lời là có. Dự toán nội thất văn phòng hoàn toàn có thể thay đổi vì nhiều lý do khách quan, bao gồm: Biến động giá vật liệu trên thị trường tùy thời điểm, nhu cầu điều chỉnh thiết kế theo mong muốn của chủ đầu tư (ví dụ như yêu cầu bổ sung về công năng sử dụng, thêm hạng mục thi công, thay đổi vật liệu) hay các chi phí phát sinh ngoài dự kiến khác.

5.3. Có nên thuê đơn vị chuyên nghiệp để lập dự toán không?

Rất nên, bởi vì việc thuê một đơn vị chuyên nghiệp lập dự toán sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời, bao gồm:

  • Đảm bảo tính chính xác cao với đội ngũ giàu chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện, hạn chế tối đa sai sót
  • Tiết kiệm chi phí với các phương án thi công tối ưu, được đúc rút qua hàng ngàn dự án trước do đơn vị thực hiện
  • Rút ngắn thời gian triển khai dự án nhờ quy trình chuyên nghiệp, hạn chế tình trạng phát sinh hay điều chỉnh bất ngờ
  • Nhận tư vấn phù hợp về cách lựa chọn vật liệu, phong cách nội thất phù hợp với ngân sách và nhu cầu sử dụng

 

Thiết kế văn phòng kỷ niệm 28 năm với bố cục hình tròn độc đáo, ánh sáng hiện đại và hình ảnh các không gian làm việc khác nhau được lồng ghép tinh tế.
Crystal Design – TPL tự hào mang đến dịch vụ thiết kế & thi công nội thất văn phòng với bảng dự toán chi tiết, hiệu quả

Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy để đồng hành lập dự toán nội thất văn phòng chuyên nghiệp cũng như thiết kế & thi công trọn gói thì Crystal Design – TPL chính là lựa chọn đáng tin cậy.

Với hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất & thi công nội thất trọn gói cùng đội ngũ nhân sự Việt Nam – Hàn Quốc lành nghề, chúng tôi sẽ mang đến giải pháp tối ưu công năng, đảm bảo tính thẩm mỹ và đậm dấu ấn thương hiệu cho cho không gian văn phòng của bạn. Tại Crystal Design – TPL, bạn có thể yên tâm với:

  • Dịch vụ tư vấn chuyên sâu, đồng hành từ A đến Z, đảm bảo giải pháp phù hợp nhất với định hướng, ngân sách và nhu cầu doanh nghiệp
  • Phương án rõ ràng, chi tiết với các phương án thi công hợp lý, giúp hạn chế tối đa phát sinh ngoài dự kiến và tối ưu chi phí đầu tư
  • Mọi giai đoạn thi công đều được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và cam kết chất lượng như dự toán ban đầu
  • Mỗi dự toán đều là độc bản với thiết kế riêng biệt, sáng tạo và cá nhân hóa theo mong muốn của khách hàng, không rập khuôn hay đại trà
  • Chế độ bảo hành, bảo trì rõ ràng và nhanh chóng

Trên đây là tất tần tật về mẫu dự toán nội thất văn phòng hiệu quả giúp tối ưu ngân sách. Với những thông tin cung cấp, hy vọng rằng bạn đã có cho mình giải pháp phù hợp nhằm mang đến dự toán chi tiết, hiệu quả và khả thi để thực hiện. Nếu cần hỗ trợ tư vấn hoặc thuê dịch vụ thiết kế & thi công nội thất văn phòng trọn gói (bao gồm lập dự toán), đừng ngần ngại liên hệ Crystal Design TPL – Đối tác thiết kế và thi công nội thất hàng đầu tại Việt Nam nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://www.deco-crystal.com/
  • Địa chỉ:
    • 231A Dương Đình Hội, Khu phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú B, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
    • 210 Nguyễn Văn Giáp, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Mail: quangsgvn@deco-crystal.com
  • Số điện thoại:
    • 090 631 7386 (Vie-Eng)
    • 090 799 9660 (Korean – Eng)
  • Mail: montykim@deco-crystal.com
  • Fax: 028 3728 1917
Đặng Trường Minh
Đặng Trường Minh

Tôi là Đặng Trường Minh - Chief Designer tại Crystal Design - TPL. Với hơn 15 năm kinh nghiệm quản lý các dự án lớn nhỏ, tôi mong muốn mang lại một không gian làm việc tối ưu, độc đáo và tiện dụng nhất cho khách hàng.

contact

Kết nối với Crystal Design TPL?